Phương pháp xử lý nước thải giết mổ
Phương pháp xử lý vật lý: Nước thải ở dạng nguyên sơ thường chứa các dạng chất rắn khó hòa tan, tồn tại dạng lơ lửng trong nước. Chính vì vậy, song chắn rác và lưới lọc được sử dụng để lọc bớt các hợp chất dư thừa dưới tác dụng của trọng lực hay lực ly tâm.
Phương pháp xử lý sinh học: Các vi sinh vật có trong nước thải xử lý được các hợp chất hữu cơ và vô cơ (H2S, Sunfit, ammonia, nito,..) bằng phương pháp kỵ khí và phương pháp hiếu khí
Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
Quy trình công nghệ xử lý nước thải giết mổ
Trong quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc thì rác được thu gom tại bể tiếp nhận bằng lưới hoặc song chắn rác tránh gây ra tình trạng tắc nghẽn trong quá trình xử lý. Nước tiếp tục đi qua hố thu và đến bể điều hòa.
Bể điều hòa
Bể này thực hiện nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ trong nước thải. Khí tiếp tục được cung cấp từ máy thổi khí. Trong điều kiện nồng độ thích hợp, khí được xáo trộn khiến các chất rắn hoạt động liên tục tránh tình trạng bốc mùi hôi thối từ các bã cặn.
Bể tuyển nổi
Nước thải giết mổ gia súc gia cầm tiếp tục đi qua bể tuyển nổi nhằm xử lý các chất béo trong các chất cặn lơ lửng từ nguồn khí sục đi lên. Quá trình sục khí được thực hiện thường xuyên và liên tục giúp các chất rắn không bị lắng đọng xuống đáy bể.
Bể thiếu khí
Tiếp nhận nước thải để thực hiện giai đoạn tiếp theo là quá trình kỵ khí:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Quá trình này diễn ra dưới 4 bước chính dưới đây:
– Bước 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử
– Bước 2: Axit hóa. Hình thành axit acetic, H2 và CO2 do các hợp chất hữu cơ chuyển hóa thành. Trong quá trình tiến hành cắt mạch hydratcacbon hình thành thêm CO2, H2O cùng các ancol đơn giản khác. Axit hóa làm giảm nồng độ pH có trong nước thải. Bên cạnh đó, vi sinh vật làm nhiệm vụ phân giải metan có khả năng phân hủy một số loại chất nhất định như CO2 + H2, format, acetat, metylic và CO.
– Bước 3: Acetate hóa. Các sản phẩm từ quá trình axit hóa được vi khuẩn acetic chuyển hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
– Bước 4: Methane hóa. Nếu ở các giai đoạn khác COD không hề giảm thì trong quá trình kỵ khí này hầu như hàm lượng COD bị giảm xuống. Acid axetic, CO2, H2, HCHO và methanol được chuyển hóa thành các hợp chất mới như methane, CO2 và sinh khối mới.
Bể hiếu khí
Quá trình xử lý nước thải giết mổ tiếp tục diễn ra hiện tượng thiếu khí tại bể Anoxic kết hợp đồng thời cùng bể Aerotank để khử BOD, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Vì sử dụng bùn hoạt tính cùng quá trình hiếu khí, thiếu khí giúp tiết kiệm được một lượng CO2 vừa đủ để khử BOD, lượng CO2 này sẽ được sử dụng ngược trở lại để khử NO3-; đồng thời giúp tiết kiệm được ½ lượng oxy dùng để khử NH4+.
Tại bể Aerotank, vi sinh vật sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ thành CO2 và H2O để làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Gegallin được gắn vào vào bể để tăng diện tích tiếp xúc cũng như giúp vi sinh vật có môi trường tốt để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Bể lắng
Nước thải tràn qua bể lắng tiếp tục lắng bùn và các chất cặn bã khác. Được thiết kế ống trung tâm, nước di huyển từ trên xuống dưới và ngược lại giúp nước dễ dàng qua bể khử trùng. Phần bùn dưới đáy được chuyển sang bể thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ, phần bùn cặn còn lại di chuyển đến bể chứa bùn.
Bể khử trùng
Nhờ máy bơm định lượng, nước javen được bơm vào nước thải. Thành phần nước javen có chất oxy hóa mạnh nên dễ dàng loại bỏ được vi khuẩn, vi sinh vật độc hại giúp nguồn nước đạt tiêu chuẩn nhất định.
Nước đi qua bồn lọc áp lực nhằm đảm bảo độ trong của nước và loại bỏ hàm lượng còn sót lại mà bể lắng chưa thực hiện hoàn thiện. Cuối cùng nước sau khi đã qua xử lý phải đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.