Trong những năm trở lại đây, ngành dệt may – nhuộm đã đóng góp không ít vào sự tăng trưởng của nền kinh tế trên khắp cả nước. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may vượt mức 20 tỷ USD.
Đặc biệt, ngành này giúp nâng cao đời sống, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người và góp phần giải quyết việc làm, chấm dứt nạn thất nghiệp đối với hàng nghìn người trong độ tuổi khác nhau (chiếm tới 10,3% lượng lao động)..
Phương pháp xử lý nước thải ngành dệt nhuộm – dệt may
Hoạt động sản xuất dệt may trải qua khá nhiều công đoạn như lựa chọn vải, dệt may bằng máy móc, nhuộm màu; từng công đoạn sẽ có những quy trình khác nhau nhưng thông thường đều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như tiếng ồn, khí thải, rác thải, nước thải,… Đây được đánh giá là ngành có mức độ gây ô nhiễm đứng thứ 2 trong cơ cấu tất cả các ngành kinh tế trên toàn cầu.
Trong đó, nước thải là một trong những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết. Chính vì vậy, xử lý nước thải dệt nhuộm là trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân và đơn vị cung ứng hệ thống xử lý tối ưu nhất hiện nay.
Trước khi tạo ra nguồn nước đạt tiêu chuẩn, trước tiên bạn phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ các chất rắn lơ lửng, chất cặn bã, bùn, đất, kim loại nặng,… Một số phương pháp xử lý nước thải dệt may – dệt nhuộm:
- Phương pháp cơ học: dùng song chắn hoặc lưới để loại bỏ rác thải, các vật cản có kích thước lớn cũng như tách được các hợp chất không hòa tan.
- Phương pháp hóa học: khử trùng, keo tụ/tạo bông, oxy hóa bằng việc trung hòa từ các chất hóa học
- Phương pháp hóa lý: Loại bỏ kim loại nặng, màu nước, chất hữu cơ hòa tan bằng quá trình keo tụ, lắng, tuyển nổi, lọc nước thải.
- Phương pháp sinh học: loại bỏ BOD, COD, quá trình này có thể kết hợp với quá trình hiếu khí và kỵ khí.
Quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm, dệt may
Bể tiếp nhận
Song chắn rác được đặt trước bể tiếp nhận nhằm tinh lược rác thải, các hợp chất kim loại, những sợi chỉ tránh sự cố làm tắc nghẽn máy bơm trước khi vận chuyển nước đến bể điều hòa.
Bên cạnh đó, nước sử dụng trong ngành này thường trải qua các quá trình như giặt, tẩy, nhuộm thường có nhiệt độ cao, để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hệ thống xử lý nước thải dệt may nên nước này được vận chuyển sang tháp giải nhiệt và nhiệt độ được hạ xuống khoảng 40 độ C trước khi tiến hành những công đoạn tiếp theo.
Bể điều hòa
Bể điều hòa dùng để điều hòa dòng chảy của nước cũng như nồng độ ô nhiễm, tạo chế độ làm việc ổn định. Các chất dinh dưỡng như N và P được thêm vào với liều lượng của BOD theo ngưỡng 100:5:1 để quá trình xử lý sinh học diễn ra thuận lợi.
Đáy bể được lắp đặt hệ thống sục khí hoạt động theo chu trình liên tục và thường xuyên nên các chất dinh dưỡng được hòa trộn, các chất hữu cơ cũng vì thế mà phân hủy trong nước thải. Sau đó nước sẽ được bơm vào bể phản ứng để tiến hành quá trình keo tụ/ tạo bông.