Xử lý nước thải chế biến thủy sản không còn là nhiệm vụ của một cá nhân/ tổ chức mà cần có sự chung tay của các cơ quan ban ngành hoặc các đơn vị nằm trong chuyên môn của mình. Nước thải ngành thủy sản có đặc trưng mùi hôi tanh chủ yếu được sinh ra trong quá trình chăn nuôi, rửa, chế biến, trộn lẫn với thịt cá vụn, vảy,… Đây cũng chính là nguyên nhân khiến lượng nước ngầm, nước sông, nước bề mặt,… bị ô nhiễm ngày càng nặng nề.
Hệ thống xử lý nước thải của Công ty HOÀNG ANH JSC là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải thủy sản chuyên nghiệp, hiện đại. Hơn hết, chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm từ các dự án xử lý nước thải, chuyên môn cao, giảm chi phí đầu tư, áp dụng kịp thời các hệ thống vận hành cao cũng như hoàn thành đúng với thời gian cam kết.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành thủy sản
Khởi đầu là quá trình xử lý nước thải thủy sản vào vị trí bể này được tinh lọc tách mỡ cùng với loại bỏ rác, vật chắn thô, chất cặn lơ lửng có kích thước lớn giúp các hệ thống bơm, đường ống dẫn không bị tắc nghẽn.
Sau khi loại bỏ rác thải, nước thải chảy trực tiếp đến bể thu gom. Bể này có tác dụng lắng cát. Phần nước thải được thu gom qua bể điều hòa. Bể điều khiển lưu lượng và thay đổi nồng độ các chất ô nhiễm trước khi vận chuyển sang các giai đoạn xử lý tiếp theo. Được trang bị thiết bị thổi khí trộn lẫn liên tục để hạn chế quá trình kỵ khí xảy ra cũng như giải phóng một lượng Chlorine dư thừa.
Bể keo tụ và tạo bông tiếp nhận nước thải để tiến hành xử lý. Người ta thường cho thêm hỗn hợp PAC và polyme để các chất keo tụ trôi lơ lửng kết dính lại thành những hạt bông cặn lắng xuống đáy bể. Vì các hợp chất lơ lửng tích điện nên quá trình keo tụ làm gia tăng mức độ kết dính khiến quá trình lắng đọng diễn ra hiệu quả hơn.
Nước thải dần chảy qua bể tuyển nổi và xảy ra hiện tượng hòa trộn giữa nước và không khí diễn ra dưới áp lực của khí quyển hình thành các bọt khí chứa dầu mỡ và chất rắn ra khỏi dòng nước nhờ hệ thống gạt đưa ngược về bể chứa bùn.
Nước tiếp tục di chuyển đến bể kỵ khí (không có sự xuất hiện của oxy), nước thải với nồng độ ô nhiễm cao sẽ tiếp tục với quá trình sinh hóa trong lớp bùn kỵ khí: thủy phân, acid hóa, và tạo thành khí methane, acetane hóa cũng diễn ra cùng lúc. Các chất hữu cơ sẽ được thủy phân thành các chất vô cơ hoặc khí Biogas.
Vì nồng độ nước thải vẫn còn cao nên nước đi qua bể sinh học hiếu khí để tiếp tục xử lý đảm bảo vi sinh vật sinh sống, sinh trưởng và phát triển để tiếp tục quá trình oxy hóa khử nito, photpho, BOD trong nước thải. Nhờ sử dụng bể bùn hoạt tính nên tiết kiệm được lượng CO2 đưa vào để khử BOD.
Nước tiếp tục di chuyển đến bể lắng sinh học để các chất rắn còn sót lại lắng xuống đáy bể, phần nước phía trên qua bể khử trùng. Tại đây, người ta sẽ sử dụng một lượng hóa chất khử trùng nhất định để tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh vật cũng như oxy hóa các chất hữu cơ trong nước.
Giai đoạn xử lý bùn: Bùn đã qua xử lý sẽ được chiết tách thành nước và bã bùn kết hợp với lượng bùn kỵ khí sẽ làm lượng bùn biếng mất mùi hôi thối. Trong một thời gian nhất định sẽ tiến hành dọn dẹp bể để nâng cao tuổi thọ cũng như tránh tình trạng quá tải diễn ra.
Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải ngành thủy sản
- Khả năng vận hành đơn giản và dễ dàng
- Khả năng tự động hóa cao
- Hiệu quả xử lý cao, khử BOD cao đồng thời hạ các giá trị như COD
- Chi phí vận hành thấp
Sự phát triển của khoa học – công nghệ là phương án mang lại nhiều phương pháp xử lý nước thải hải sản mang tính ứng dụng và hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng đem đến hiệu quả tức thời, cần lựa chọn đúng phương pháp để tránh tình trạng gây ra nhiều hậu quả sau này. HOÀNG ANH JSC chính là cầu nối giúp khách hàng giải quyết triệt để các vấn đề về nước thải, đặc biệt các vấn đề liên quan đến môi trường được chúng tôi chú trọng và quan tâm.